Kaposi's sarcoma
Kaposi's sarcoma

Kaposi's sarcoma

Kaposi's sarcoma (/kəˈpoʊsiːz sɑːrˈkoʊmə/; gọi tắt là KS) là một dạng ung thư gây ra bởi virus HHV8 (human herpesvirus 8), hay còn được gọi là virus KSHV (Kaposi's sarcoma-associated herpesvirus) hay tác nhân KS. Nó ban đầu được mô tả bởi Moritz Kaposi, một bác sĩ da liễu người Hungari thực hành tại trường Đại học Viên vào năm 1872.[1] Kaposi's sarcoma trở nên được biết đến rộng rãi như là một trong những triệu chứng lâm sàng để xác định HIV/AIDS trong thập niên 80 của thế kỷ 20. Đây là một trong số những kiểu ung thư hiếm hoi gây ra bởi một loại virus.[2] Loại virus này đã được khám phá vào năm 1994.[3] Mặc dù cho đến nay nguyên nhân gây ra KS đã được biết đến từ lâu, tuy nhiên vẫn tồn tại sự thiếu nhận thức phổ biến về căn bệnh này ngay cả ở những người có nguy cơ lây nhiễm cao.[4]Kaposi’s sarcoma (KS) là một bệnh toàn thân biểu hiện với các tổn thương da có hoặc không liên quan đến những bộ phận bên trong cơ thể. Nó được phân ra thành bốn nhóm mô tả như sau: KS cổ điển - tác động đến những người đàn ông trung niên gốc Địa Trung Hải; KS đặc hữu Châu Phi; KS ở bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch do liệu pháp điều trị; và KS có liên quan đến HIV/AIDS. Những tổn thương từ đỏ đến tím trên da được thấy ở bệnh nhân KS có một số hình thái như: chấm (dát, vết ban), đốm, mảng, nốt và vết nhô ra; các tổn thương này có thể là duy nhất, tập trung vào một vùng, hay lan tỏa ra nhiều điểm khác nhau trên cơ thể. Ngoài biểu hiện tác động chủ yếu trên da, KS còn có thể khởi phát ở khoang miệng, các hạch bạch huyết, và các cơ quan nội tạng. KS cổ điển có xu hướng lan chậm, biểu hiện ra các đốm ban đỏ hoặc tím ở chi dưới. KS đặc hữu châu Phi và KS liên quan đến AIDS thì xu hướng tích cực hơn. Những tổn thương do KS liên quan đến AIDS thường phát triển nhanh chóng thành các mảng và nốt tác động đến phần thân trên, mặt và niêm mạc miệng. Cách thức chẩn đoán có thể được thực hiện bằng cách làm sinh thiết mô, và nếu được chỉ định lâm sàng, thì soi chụp nội tạng là cần phải tiến hành.Một khi những chẩn đoán đã được thực hiện, việc điều trị sẽ được dựa trên sự phân loại bệnh và dựa vào biểu hiện toàn thân hay cục bộ. Nếu là tổn thương cục bộ thì có thể áp dụng các phương pháp như liệu pháp lạnh, tiêm vào vết thương tổn một loại thuốc ức chế phân bào, alitretinoin gel (dùng để bôi ngoài), xạ trị, liệu pháp miễn dịch cục bộ, hay phẫu thuật cắt bỏ. Nếu là tổn thương da lan rộng hoặc liên quan đến nội tạng thì có thể cần phải truyền hóa trị bằng đường tĩnh mạch và miễn dịch trị liệu. Ngừng hoặc giảm các liệu pháp ức chế miễn dịch được khuyến cáo khi KS phát sinh trong bối cảnh suy giảm miễn dịch do quá trình điều trị. Tuy nhiên, với KS liên quan đến AIDS, liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao (HAART) đã chứng minh được hiệu quả ngăn chặn; hay làm thoái hóa, hồi quy KS. Một số bệnh nhân AIDS đã hoàn toàn giải quyết được các thương tổn và giảm thời gian kéo dài trong khi vẫn đang tiếp tục áp dụng liệu pháp. Do đó, HAART được xem là phương pháp hàng đầu dành cho những bệnh nhân này, dù vậy họ vẫn có thể yêu cầu các cách điều trị khác vào cùng thời điểm.[5][6][7][8][9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kaposi's sarcoma http://www.aidsonline.com/pt/re/aids/abstract.0000... http://www.amjclinicaloncology.com/pt/re/ajco/abst... http://www.biotrin.com/HHV-8KaposiSarcoma.html http://www.dermnet.com/Kaposi-Sarcoma/ http://www.diseasesdatabase.com/ddb7105.htm http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/0140-6... http://www.emedicine.com/derm/topic203.htm http://www.emedicine.com/med/topic1218.htm http://www.emedicine.com/oph/topic481.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=176